Các loại dị ứng

Viêm mũi dị ứng:

Là biểu hiện sưng tấy của niêm mạc mũi gây ra bởi nguyên nhân dị ứng.

Các triệu chứng đặc trưng: ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, dính hoặc nghẹt mũi. Có thể chảy dịch mũi sau, mất khứu giác và khẩu vị khi ăn. 90% trường hợp có kèm theo chảy nước mắt, đỏ và ngứa mắt, thỉnh thoảng quầng da dưới mắt có thể chuyển sang mầu xanh (mắt dị ứng). Phần lớn các trường hợp có kèm theo viêm kết mạc, khi đó lớp kết mạc bao bọc nhãn cầu và phần trong của mi mắt sung đỏ lên, biểu hiện bằng các triệu chứng ngứa hoặc cộm, đỏ và chảy nước mắt. Khi đó chúng ta gọi là viêm kết mạc dị ứng.

Tất cả những biểu hiện này có thể kéo theo mất ngủ, khó thở, đau đầu và ngứa ngáy. Thỉnh thoảng có thể biến chứng thành viêm xoang, viêm tai, polip mũi và hen phế quản.

Những dị nguyên thường gặp nhất gây ra viêm mũi dị ứng gồm: phấn hoa, các loại nấm, các loại ký sinh trùng, vật nuôi (chó và mèo).

Các triệu chứng có thể nặng hơn do kích ứng của môi trường như không khí lạnh, khói thuốc, độ ẩm, điều hoà.....

Dị ứng phấn hoa: hay còn gọi gọi là bệnh phấn hoa.

Phấn hoa bao gồm các tế bào sinh sản giống đực của cây có hoa. Chúng là các hạt có kích thước siêu nhỏ. Dị ứng phấn hoa là một bệnh dị ứng đặc trưng với các triệu chứng liên quan đến mắt, mũi, phổi, thường xuất hiện vào mùa xuân và mùa hè.

Dị ứng với các loại bọ: phần lớn các loài bọ không thể quan sát được bằng mắt thường, một số có thể dài đến vài mm. Các loại bọ trong nhà thường dài từ 0.2 đến 0.5 mm.
Các tính toán cho thấy chỉ có khoảng 25 trong tổng số 40.000 loài bọ được tìm thấy có liên quan đến các bệnh lý dị ứng ở người. Các loại bọ gây dị ứng thường
xuyên nhất thuộc họ Astigmata, trong đó chỉ có 3 chi được coi là gây ra dị ứng.
Những loại bọ gây dị ứng thường cư ngụ chủ yếu ở 2 nơi: trong nhà và các kho chứa đồ.
Những loại bọ sống trong nhà được gọi là bọ nhà, phần lớn chúng thuộc họ Pyroglyphidae.
Những phân tử chất thải của bọ là nguồn dị nguyên chính gây dị ứng.
Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng dị ứng với bọ đều thuộc nhóm hô hấp: viêm mũi và hen.

Dị ứng với độ ẩm:

Những loại nấm tập hợp thành quần thể sợi, hay nói cách khác các loại nấm dạng sợi hoặc ty thể đều được gọi chung là nấm mốc.
Nói cách khác các loại nấm gây dị ứng đều được gọi là nấm mốc.
Ở trong nhà, độ ẩm là yếu tố quyết định tới sự phát triển của nấm, do đó người ta thường dùng cụm từ dị ứng độ ẩm. Theo nguyên tắc chung, bệnh nhân dị ứng nẩm mốc cần được cảnh báo tránh xa các khu vực đóng có mùi nấm mốc đặc trưng.
Những loại nấm gây dị ứng chính chỉ có khoảng ít hơn 12 loại, trong đó gồm: Alternaria, Aspergillus, Cladosporium, Penicillium, Helminthosporium, Epicoccum, Fusarium, Rhizopus y Mucor.
Từ góc nhìn dị ứng học, chủng loại đáng lưu ý nhất là Aspergillus fumigatus.

Dị ứng với vật nuôi và những động vật khác:

Bất kỳ động vật có tóc hoặc lông nào đều có thể gây dị ứng với những người có sẵn cơ địa di truyền. Khoa học đã tìm ra tới 366 loại động vật có khả năng gây bệnh dị ứng cho con người. Chó mèo là nguyên nhân thường gặp nhất, do chúng là những vật nuôi phổ biển nhất, nhưng dị ứng cũng có nguyên nhân từ nhiều động vật khác, như ngựa, thỏ, thỏ cảnh, chuột hamster, chuột nhà, chuột cống, chuột nhảy, sóc sin - sin, chồn sương, sóc cây, chim cảnh, cự đà và các loại bò sát khác.....Khả năng bị dị ứng của một người phụ thuộc vào động vật mà người đó gặp phải.

Dị nguyên từ động vật bao gồm các chất bài tiết từ tuyến mồ hôi, nước bọt, và chất thải. Dị ứng xảy ra do hít phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với gàu, lông, nước tiểu, nước bọt hoặc huyết tương của động vật.